Nợ xấu, nợ cần chú ý là các trạng thái nợ hay gặp phải ở người đi vay tín dụng chủ quan và thiếu kiến thức. Điều đó không chỉ tác động xấu đến nền kinh tế của đất nước, đang bị các tổ chức tài chính tìm cách giảm thiểu tối đa. Mà còn gây ra rắc rối với chính bản thân bạn cho các hợp đồng vay trong tương lai dù ở bất cứ đâu. Vậy, nợ xấu là gì? Hậu quả của nó với người đi vay là gì?
Các nhóm nợ
- Nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Nhóm 2 – nợ cần chú ý: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
- Nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm 05 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu;
- Nhóm 4 – nợ nghi ngờ: bao gồm 06 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn: bao gồm 08 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.
Tác động của nợ xấu
Nợ xấu là tình trạng mất khả năng chi trả hoặc thanh toán không đúng hạn của người đi vay. Đối với tổ chức tín dụng, nó sẽ làm thất thoát vốn và sụt giảm lợi nhuận. Đồng thời kéo theo hậu quả nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến nền kinh tế chung của xã hội. Do đó, bất cứ khoản nợ xấu nào cũng không được hoan nghênh. Và việc cắt giảm nợ xấu luôn là ưu tiên hàng đầu ở mọi quốc gia.
CIC là gì?
Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (gọi tắt là CIC) là tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, là nơi lưu giữ thông tin về các khoản nợ hợp pháp trên toàn lãnh thổ nước ta. Bất cứ một hợp đồng vay vốn nào cũng sẽ được các ngân hàng/công ty tài chính cập nhật lên CIC và phân loại theo từng nhóm nợ kể trên.
Dữ liệu trên CIC có thể được các tổ chức tín dụng tra cứu một cách rõ ràng. Qua đó đánh giá được uy tín của cá nhân/tổ chức đó để chấm điểm tín dụng và đưa ra quyết định duyệt vay.
Người bị nợ xấu sẽ gặp phải vấn đề gì?
Trước mắt, khi chậm trả nợ thì bạn sẽ gặp một số phiền phức từ cơ quan thu hồi nợ. Đồng thời, khi thực hiện việc hoàn trả thì còn phải chịu thêm phí phạt trễ hạn.
Nghiêm trọng hơn, khoản nợ thiếu trách nhiệm đó của bạn cũng đã được lưu trữ trên CIC. Trong tương lai, nếu bạn có bất cứ một hợp đồng vay vốn nào khác ở bất cứ đâu thì khó mà được hỗ trợ. Bởi theo đánh giá của các ngân hàng thì điểm tín dụng của bạn đã bị sụt giảm đáng kể khi chỉ cần được xếp nợ vào nhóm 2 (nợ cần chú ý) trở đi.
Do đó, việc làm tốt nghĩa vụ thanh toán nợ của bạn không chỉ giúp ích cho xã hội mà còn bảo đảm các quyền lợi của bạn sau này.
Trên đây là một vài thông tin về nợ xấu cho mọi người tham khảo. Nếu bạn đang gặp khó khăn và cần một vài sự trợ giúp về tài chính. Hãy tham khảo những gợi ý từ moneyveo.xyz sau đây: